Cao huyết áp là một bệnh lý liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ, tử vong cao và đang có xu hướng trẻ hóa khi có đến gần 48% người trên 25 tuổi mắc bệnh.
Hiểu rõ về chứng cao huyết áp
Trong các bệnh về tim mạch, cao huyết áp là bệnh lý thường gặp và rất dễ gây đột quỵ, tử vong. Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có đến 8 người mắc bệnh cao huyết áp.
Cao huyết áp là sự tăng cao áp lực máu khi tác động lên thành mạch. Huyết áp bình thường của một người sẽ có huyết áp tâm thu (chỉ số trên) dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) dưới 80mmHg. Khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg thì người đó được coi là đang mắc bệnh cao huyết áp.
Đáng lưu ý, khoảng 3 năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó gần 50% tử vong. Tỷ lệ nam giới bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới và độ tuổi bị đột quỵ ở nước ta đang ngày càng trẻ hóa. Nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25 lên tới 17 – 22%, tức là trung bình cứ 5 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đối mặt nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Làm thế nào để điều trị chứng cao huyết áp?
Y học cổ truyền xếp các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thuộc phạm trù các chứng bệnh huyễn vựng, đầu thống…
Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền liên quan đến nhân tố tình chí rối loạn, thói quen ăn uống không điều độ, lao động quá sức hay tham vọng quá lớn… dẫn đến rối loạn công năng của tạng phủ và khí huyết mà gây nên bệnh.
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu liên quan đến mất cân bằng âm dương và gây tác động đến tạng can và tạng thận làm cho can dương thượng cang, can thận âm hư hay xung nhâm thất điều. Nói chung, thường thấy chứng thận âm bất túc, can dương thượng cang, hình thành bệnh lý thượng thịnh hạ hư với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ. Thận âm hao hư làm cho tâm thận bất giao, tâm mất đi sự nuôi dưỡng nên xuất hiện chứng hồi hộp trống ngực và hay quên. Bệnh lâu ngày không khỏi, âm tổn cập dương làm thận dương bất túc, xuất hiện chứng dương hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, đái đêm nhiều lần.
Cho nên, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chứng bệnh này là điều chỉnh cân bằng chức năng của can thận và âm dương, hạ huyết áp hợp lý, chú trọng đến cải thiện triệu chứng.
Trước những nguy hại do bệnh cao huyết áp gây ra, mỗi người cần có những phương pháp phòng và chữa bệnh đúng cách.
Vì bệnh cao huyết áp liên quan đến tim, máu và mạch nên để điều trị chứng cao huyết áp, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống như hạn chế ăn ít chất béo và hạn chế ăn đồ quá mặn, mỗi ngày một người chỉ nên ăn khoảng 5gr muối cho tất cả các món ăn. Nên duy trì thói quen tập thể dục, mỗi ngày chỉ cần tập khoảng 30 phút và thực hiện việc giảm cân.
Bên cạnh đó, bỏ thuốc lá hay không nên uống quá nhiều rượu bia cũng là một trong những việc cần làm để điều trị chứng cao huyết áp. Với những người đang mắc bệnh cao huyết áp thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, mỗi người phải luôn để tinh thần thoải mái, nghĩ đến những điều tích cực để tim hoạt động khỏe mạnh.
Cao huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, người già thường dễ mắc bệnh cao huyết áp hơn. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì vấn đề dùng những thảo dược quý như Đông trùng hạ thảo cũng rất có lợi cho người bệnh.
Theo quan niệm Đông y, muốn chữa bệnh thì trước hết phải bổ huyết. Trong Đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều hoạt chất quý và quan trọng rất bổ máu nên phù hợp để điều trị chứng cao huyết áp:
Adenosine là một hoạt chất vô cùng quý hiếm có trong Đông trùng hạ thảo. Nó được biết đến với những chức năng như: giúp tăng lượng oxy trong máu, điều hòa lại nhịp tim, khắc phục các hiện tượng loạn nhịp, chậm nhịp tim. Adenosine còn có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu, có khả năng trị các bệnh máu đông ở người cao tuổi, từ đó cải thiện tuần hoàn máu ở cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tắc mạch máu như tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, máu lưu thông không tốt, cơ thể hư tổn vô lực. Adenosine có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi và lưu lượng máu cục bộ của thận, đồng thời còn có thể điều tiết prostaglandin trong thận, các nội tiết tố và tổ chức thần kinh kiểm soát chức năng sinh dục.
D-manitol: có tác dụng giãn nở cơ tim và mạch máu não, tăng cường tuần hoàn máu,giảm Cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. Nó còn giúp phục hồi các phế nang phổi bị hư hỏng cho những người bị ung thư phổi, lao phổi, hen, suyễn…
Cùng với đó, các loại vitamin như vitamin A, C, K… và đặc biệt là vitamin B12 hỗ trợ tim mạch rất tốt, giúp cơ thể được tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo có các hoạt chất quý như Cordycepin, Polysaccharide, Selen…, còn giúp cải thiện sức đề kháng của tim bởi một khi máu và oxy đầy đủ đưa về tim thì giúp cho tim có một nhánh nhỏ lên trên não, giải phóng tuần hoàn não.
Những nghiên cứu lâm sàng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản…cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng như một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền giúp phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.
Trong đó đặc biệt là những người bị rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, các bệnh về hô hấp, viêm phổi, tắc nghẽn mãn tính…